23/09/2020 | 175 |
0 Đánh giá

Luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam vẫn chưa có quy định bắt buộc về việc đăng ký bảo hộ nhãn hiệu. Vậy tại sao những doanh nghiệp lớn đều tiến hành công việc này? Trong thế giới hội nhập và phát triển như hiện nay, việc bảo hộ nhãn hiệu mang lại lợi ích gì cho doanh nghiệp?

Nhãn hiệu và cách thức bảo hộ nhãn hiệu

Theo khoản 16 điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ 2005, sửa đổi bổ sung 2009: “Nhãn hiệu là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của các tổ chức cá nhân khác nhau”

Có thể thấy rõ nhãn hiệu chính là tài sản có giá trị nhất của một doanh nghiệp chính vì thế mà những hành vi xâm phạm nhãn hiệu là thường xuyên xảy ra. Vậy cách đối phó tốt nhất đối với tình trạng này chính là tiến hành đăng ký bảo hộ nhãn hiệu. Dù hiện tại luật không có quy định bắt buộc nhưng chính việc làm này sẽ mang lại những lợi ích không ngờ cho chính doanh nghiệp.

Những lợi ích của việc đăng ký nhãn hiệu mang lại

Việc đăng ký nhãn hiệu sẽ mang lại cho chủ sở hữu những lợi ích trong việc cạnh tranh với sản phẩm cùng loại trên thị trường, giúp phân biệt và bảo hộ nhãn hiệu của chủ sở hữu đối với nhãn hiệu khác.

Mặt khác, lợi nhuận cho chủ sở hữu nhãn hiệu chính là việc hàng hoá được lựa chọn trong hàng loạt các sản phẩm cùng loại khác. Điều này sẽ khuyến khích chủ nhãn hiệu tích cực đầu tư nhằm phát triển sản phẩm của họ. Ngược lại, những lợi ích này sẽ bị mất đi nếu có những sản phẩm khác cũng mang nhãn hiệu trùng lặp với nhãn hiệu sản phẩm của họ (hàng nhái). Trong trường hợp này, không chỉ chủ sở hữu nhãn hiệu hàng hoá – nhà sản xuất phải gánh chịu hậu quả mà những hàng hoá kém chất lượng cũng có thể được tiêu thụ trên thị trường mà không gây một nghi ngờ nào cho ngưòi tiêu dùng.

Ngoài ra, một nhãn hiệu hàng hoá khi đã tạo được sự tin tưởng và trở nên quen thuộc với khách hàng. Tức khi đã nổi tiếng bản thân nhãn hiệu sẽ có khả năng thu hút và tập trung sự chú ý của khách hàng vào bất kỳ loại hàng hoá, dịch vụ nào mà nó được gắn vào. Trong trạng thái độc lập và cách ly khỏi hàng hoá và dịch vụ, nó là một loại tài sản có giá trị (thậm chí giá trị rất lớn) mà người ta có thể mua bán hoặc chuyển giao.

Bên cạnh đó, nhãn hiệu hàng hoá trong một môi trường cạnh tranh lành mạnh còn có tác dụng thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và tác dụng này hiện nay đang ngày càng trở nên quan trọng hơn.

Cuối cùng, việc đăng ký bảo hộ nhãn hiệu sẽ là căn cứ pháp lý quan trọng nếu có xảy ra tranh chấp trong vấn đề sử dụng doanh nghiệp, chủ sở hữu có quyền yêu cầu các cơ quan có thẩm quyền ngăn chặn các hành vi xâm hại đến nhãn hiệu của doanh nghiệp mình.

 

Hiệu lực của việc đăng ký bảo hộ nhãn hiệu

Hầu như tất cả các quốc gia trên thế giới đều có những quy định về việc đăng ký và bảo hộ nhãn hiệu hàng hoá vì những lợi ích của việc đăng ký nhãn hiệu mang lại. Một mặt nhằm chống cạnh tranh không lành mạnh, bảo đảm quyền lợi của người tiêu dùng, mặt khác khuyến khích việc đầu tư an toàn và có hiệu quả từ phía các nhà sản xuất.

Tuy nhiên, hiệu lực của việc đăng ký bảo hộ chỉ giới hạn trong phạm vi lãnh thổ từng quốc gia và pháp luật của từng quốc gia về bảo hộ nhãn hiệu hàng hoá cũng không thống nhất với nhau, cả về phạm vi đối tượng áp dụng, thủ tục đăng ký, thời hạn bảo hộ…

Vì sự hạn chế này mà nhiều công ước quốc tế về bảo hộ nhãn hiệu hàng hoá đã được ký kết như Công ước Paris về sở hữu trí tuệ 1883, Thoả ước Madrid về đăng ký nhãn hiệu hàng hoá, Hiệp định Giơnevơ 1994 về nhãn hiệu hàng hoá, Hiệp định TRIPS của Tổ chức thương mại thế giới WTO về các khía cạnh thương mại liên quan đến sở hữu trí tuệ…

Hi vọng bài viết trên có thể giúp bạn hiểu thêm những lợi ích của việc đăng ký bảo hộ nhãn hiệu cho doanh nghiệp. Nếu cần hỗ trợ thêm thông tin liên quan đến vẫn đề Đăng ký bảo hộ thương hiệu, nhãn hiệu, hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn và hỗ trợ tốt nhất.

-------------------------------------------------------

Hotline: 052 208 6789

Email: info@atpaccounting.com.vn

ATP ACCOUNTING – Dịch vụ kế toán ATP


(*) Xem thêm

Bình luận