30/09/2020 | 143 |
0 Đánh giá

Trong sự kiện Techfest 2019 - Ngày hội đổi mới quốc gia, Shark Bình đã chia sẻ góc nhìn của một nhà đầu tư về startup. Theo ông, một trong những sai lầm lớn nhất của các nhà sáng lập chính là coi nhẹ vị trí kế toán: "Tôi thấy rất nhiều các startup, đặc biệt về vấn đề quản trị nội bộ cực kì tệ, đặc biệt là quản trị tài chính - kế toán".

 

 

 

 

Những việc tưởng chừng như không quan trọng như thống kê, ghi chép những phát sinh đã xảy ra lại chính là những “con sâu làm rầu nồi canh”. Kết quả là các Start-up không kiểm soát được lượng tiền vào-ra, vung tiền vô tội vạ hay thất thoát tiền bạc mà không rõ nguyên nhân. Do đó, để tránh tình trạng thất thu tiền của, tài sản của doanh nghiệp, các startup – những người sắp thành lập công ty – cần phải chuẩn chỉnh khâu kế toán ngay từ khi bắt đầu kinh doanh.


Các bước thiết lập nên một hệ thống kế toán

Bước 1:  Chọn lựa hình thức kế toán

Yêu cầu tối thiểu là bạn phải có 1 tài khoản ngân hàng để giao dịch và cho cơ quan thuế theo dõi và tài khoản đó sẽ theo doanh nghiệp cho đến khi doanh nghiệp ngưng hoạt động.

Việc tiếp theo là cần phải chọn được hình thức kế toán phù hợp với loại hình doanh nghiệp. Hình thức kế toán đơn giản nhất là nhật kí chung phù hợp cho những doanh nghiệp nhỏ mới thành lập. Theo đó tất cả các nghiệp vụ kinh tế phát sinh sẽ được ghi chép vào sổ nhật kí.

Lựa chọn kì kế toán: bạn có thể lựa chọn kì kế toán cho riêng bạn, nhưng hầu hết đa số các doanh nghiệp đều lựa chon kì kế toán là bắt đầu năm tài chính cho dễ nhớ, dễ quyết toán với thuế.

 

Bước 2: Xây dựng quy trình lưu chuyển chứng từ và ghi sổ kế toán

Đây là phần quan trọng nhất trong hệ thống kế toán. Theo đó các chứng từ hóa đơn sẽ được luân chuyển từ nơi khác đến bộ phận kế toán một cách có trình tự để hạn chế việc thất lạc, phòng kế toán dựa vào chứng từ để ghi nhận các nghiệp vụ kinh tế phát sinh.

Ví dụ: Hóa đơn bán ra sẽ được kế toán xuất và đưa cho giám đốc kí rồi gửi liên 2 cho khách hàng, liên 1 và 3 sẽ lưu lại để làm phiếu thu.

Xây dựng mẫu sổ ghi chép cũng quan trọng không kém. Sổ sách kế toán là tài liệu quan trọng cho việc quyết toán cũng như các hoạt động của công ty. Bạn cần lập mẫu và cách thức đánh số thứ tự cho các chứng từ một cách đồng nhất để tiện tìm kiếm sau này. Ngày nay, các doanh nghiệp chủ yếu sử các phần mềm kế toán trên máy tính nên việc lưu trữ bảo quản các chứng từ rất thuận lợi.

Bước 3: Thực hiện định ghi chép nghiệp vụ thường xuyên, lập các báo cáo kế toán định kì

Nhiều kế toán vì lí do ít nghiệp vụ phát sinh nên thường dồn các chứng từ đến cuối tháng làm luôn 1 lần, như vậy rất dễ làm thất lạc chứng từ, và công việc dồn đến cuối tháng sẽ dẫn đến tình trạng quá tải dẫn đến những sai sót không đáng có. Cách tốt nhất là hãy làm luôn ngay khi có thời gian.

Lập các báo cáo 1 cách thường xuyên sẽ giúp cho chủ doanh nghiệp nắm bắt kịp thời tình hình sức khỏe của doanh nghiệp kinh doanh lãi hay lỗ, những khoản chi phí nào đang là gánh nặng để kịp thời khắc phục. Nếu trong trường hợp bạn đang tìm kiếm nguồn vốn đâu tư thì các báo cáo có sẵn như thế này sẽ vô cùng có lợi. Đơn cử như 1 bản báo cáo về tỉ lệ doanh thu trên chi phí so sẽ cho bạn biết việc kinh doanh của bạn đang thuận lợi hay gặp khó khăn hoặc tỉ lệ nợ/tài sản sẽ cho bạn nhìn ra khả năng tự chủ về tài chính của doanh nghiệp…

Một tip nhỏ cho bạn: nên mua 1 tài khoản phần mềm kế toán để sử dụng vì nó sẽ giúp đẩy nhanh tiến độ làm việc của hệ thống kế toán, rút ngắn được nhiều thời gian làm việc thủ công và từ đó có thêm nhiều thời gian cho các công việc phát triển công ty.

3 bước trên là quy trình để lập ra một hệ thống kế toán chuẩn chỉnh đơn giản cho doanh nghiệp mới thành lập. Với quy trình này việc quản lí tài chính sẽ trở nên dễ dàng hơn đối với bạn.

Tiết kiệm chi phí một cách khôn ngoan chưa bao giờ là điều dễ dàng với doanh nghiệp, đặc biệt là với Start-up. Hãy để Dịch vụ kế toán ATP - ATP Accounting với những chuyên gia dày dặn kinh nghiệm và một đội ngũ kế toán chuyên nghiệp xử lý giúp doanh nghiệp bạn!!!

-------------------------------------------------------

Hotline: 052 208 6789

Email: info@atpaccounting.com.vn

ATP ACCOUNTING – Dịch vụ kế toán ATP


(*) Xem thêm

Bình luận