17/09/2020 | 142 |
0 Đánh giá

Thuế doanh nghiệp phải nộp, các loại thuế cũng như thời điểm nộp thuế… là nhiều điều DN Việt Nam chưa rõ, nhất là đối với các DN vừa mới thành lập. Bài viết này sẽ giúp cho bạn hiểu thêm về các loại thuế DN phải nộp để tránh được các rắc rối về thuế.

1.Thuế khi công ty mới thành lập

Khi một doanh nghiệp mới thành lập, thuế đầu tiên mà họ phải nộp đó là lệ phí đăng kí doanh nghiệp. Thuế này phải nộp trong các trường hợp được cấp mới hoặc là doanh nghiệp thay đổi nội dung trong giấy chứng nhận đăng kí doanh nghiệp. Mỗi doanh nghiệp phải nộp mức phí 200.000 VNĐ cho một lần. Thuế thanh lập công ty được căn cứ trên thông tư 176/2012/TT-BTC.

2.Thuế khi công ty đang hoạt động

Các loại thuế sẽ có cách tính khác nhau nếu bạn quan tâm có thể xem ngay cách tính và ví dụ dưới đây:

  • Thuế môn bài

Là một sắc thuế trực thu được tính theo số vốn đăng kí kinh doanh của doanh nghiệp. Cụ thể, những mức thuế môn bài phải nộp: số vốn kinh doanh trên 10 tỷ – nộp 3.000.000 VNĐ, vốn từ 5 đến 10 tỷ – nộp 2.000.000 VNĐ, vốn từ 2 đến 5 tỷ – nộp 1.500.000 VNĐ, dưới 2 tỷ – nộp 1.000.000 VNĐ.

  • Thuế thu nhập doanh nghiệp

Doanh nghiệp phải nộp thuế theo công thức:

Số thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) phải nộp = (doanh thu – các khoản được trừ – thu nhập được miễn thuế – các khoản lỗ được chuyển từ năm trước) x thuế suất

  • Thuế suất của TNDN được tính dựa trên lĩnh vực hoạt động

+ Tìm kiếm, thăm dò, khai thác dầu khí tại Việt Nam – nộp từ 32 – 50% thuế suất TNDN

+ Thăm dò, tìm kiếm, khai thác các mỏ tài nguyên quý hiếm – nộp thuế suất từ 50%

 + Các lĩnh vực còn lại 20% thuế suất

  • Thuế giá trị gia tăng

+ Đối với phương pháp khấu trừ được tính theo công thức sau

Thuế giá trị gia tăng (GTGT) phải nộp = (giá trị thuế hàng hóa/ dịch vụ bán ra x thuế suất của thuế GTGT) – số thuế GTGT đầu vào

Dựa theo cách tính thuế như trên thì có 3 mức thuế GTGT phải nộp đó là mức thuế 0%, mức thuế 5%, mức thuế 10%.

+ Đối với phương pháp tính trực tiếp được tính theo công thức sau

Thuế giá trị gia tăng phải nộp = doanh thu của doanh nghiệp x tỷ lệ phần trăm để tính thuế

 Tỷ lệ phần trăm được tính khi căn cứ vào hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp: phân phối nhà cung cấp hàng hóa – tỷ lệ 1%, dịch vụ xây dựng không bao thầu nguyên vật liệu – tỷ lệ 5%, sản xuất hay vận tải hoặc là những dịch vụ có gắn với hàng hóa/ xây dựng đã bao thầu tất cả nguyên vật liệu – tỷ lệ 3%, còn với những hoạt động kinh doanh khác – tỷ lệ 2%.

  • Thuế xuất nhập khẩu

+ Đối với những mặt hàng áp dụng thuế suất phần trăm được tính như sau

Số thuế xuất nhập khẩu (XNK) cần nộp = số đơn vị có mặt hàng thực tế XNK x giá trị thuế x thuế suất.

+ Đối với các mặt hàng áp dụng thuế tuyệt đối của thuế XNK được tính như sau

Thuế XNK phải nộp = những đơn vị mặt hàng thực tế XNK x thuế tuyệt đối x tỷ giá thuế

3.Thuế khi công ty phá sản hoặc giải thoát

Khi công ty, doanh nghiệp bị phá sản thì phải nộp lệ phí yêu cầu thủ tục phá sản là 1.000.000 VNĐ được căn cứ theo pháp lệnh án phí của lệ phí tòa án 2009.

Ngoài ra, các công ty hay doanh nghiệp đều phải trả chi phí phá sản. Chi phí phá sản được tính từ giá trị tài sản của doanh nghiệp mất khả năng thanh toán. Nhưng hiện nay chưa có văn bản nào quy định cụ thể cho chi phí về doanh nghiệp phá sản.

Nếu gặp phải trục trặc về các loại thể hãy tìm ngay đến ATP ACCOUNTING để được tư vấn xử lý thuế một cách hiệu quả

Qua bài viết này, bạn đã hiểu và biết được các loại thuế doanh nghiệp phải nộp từ đó sẽ giúp cho những doanh nghiệp nói chung, doanh nghiệp của bạn nói riêng sẽ giải quyết được những khúc mắc trong vấn đề thuế. Hy vọng, bài viết sẽ cung cấp những thông tin mà bạn đang cần, tìm kiếm.


(*) Xem thêm

Bình luận