Bứt Phá Tương Lai Tài Chính: 4 Xu Hướng Ứng Dụng Đổi Mới Sáng Tạo

Ngành Tài Chính Ngân Hàng Việt Nam: Bức Tranh Chuyển Biến Tích Cực. Ngành tài chính ngân hàng Việt Nam đang trên đà đổi mới mạnh mẽ với sự dẫn dắt bởi hai xu hướng chủ đạo: chuyển đổi số toàn diện và tăng trưởng xanh.

CHUYỂN ĐỔI SỐTIN TỨCBÀI VIẾT NỔI BẬT

2/28/20247 min read

1. Chuyển đổi số toàn diện:

  • Ứng dụng công nghệ tiên tiến: Trí tuệ nhân tạo, blockchain, dữ liệu lớn,... được áp dụng rộng rãi, mang đến các giải pháp tài chính thông minh, tiện lợi và an toàn.

  • Nâng cao trải nghiệm khách hàng: Ngân hàng số, thanh toán di động, ví điện tử,... phát triển mạnh mẽ, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng.

  • Tăng cường hiệu quả hoạt động: Tự động hóa quy trình, tối ưu hóa chi phí, nâng cao năng lực cạnh tranh.

2. Tăng trưởng xanh:

  • Hỗ trợ tài chính cho các dự án xanh: Tín dụng xanh, trái phiếu xanh,... góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế bền vững.

  • Quản lý rủi ro môi trường: Nâng cao nhận thức về rủi ro môi trường và ứng dụng các giải pháp quản lý hiệu quả.

  • Hướng đến hoạt động ngân hàng xanh: Sử dụng năng lượng hiệu quả, giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường.

Sự kết hợp giữa chuyển đổi số và tăng trưởng xanh hứa hẹn mang đến một tương lai tươi sáng cho ngành tài chính ngân hàng Việt Nam:

  • Nâng cao hiệu quả hoạt động, tăng cường khả năng cạnh tranh.

  • Mở rộng thị trường, thu hút khách hàng mới.

  • Góp phần phát triển kinh tế bền vững và bảo vệ môi trường.

Đây là thời điểm vàng để các ngân hàng Việt Nam đẩy mạnh chuyển đổi số và tăng trưởng xanh, nắm bắt cơ hội và tạo dựng vị thế vững chắc trong tương lai.


Tại buổi họp về Finovate Innovation Day chiều ngày 12/7, đại diện JobHopin đã chỉ ra một số xu hướng đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số của thị trường tài chính.

Thứ nhất, các doanh nghiệp hướng tới chuyển đổi số theo hướng tiết kiệm hơn do lo ngại về một cuộc suy thoái.

Thống kê của KPMG toàn cầu cho hay, 74% giám đốc điều hành của các ngân hàng cho rằng việc thúc đẩy mạnh mẽ quá trình chuyển đổi số đóng vai trò thiết yếu trong chiến lược cạnh tranh. Tuy nhiên, 46% trong số đó đã phải tạm ngưng hoặc cắt giảm chiến lược chuyển đổi số do lo ngại về một cuộc suy thoái có thể xảy ra trong tương lai gần.

Thứ hai, tình hình kinh tế tại Việt Nam khả quan hơn, nhiều cơ hội cho sáng tạo đổi mới nói chung và đổi mới tài chính nói riêng tại Việt Nam. Các doanh nghiệp dịch vụ tài chính trong nước đang đẩy mạnh việc ứng dụng các công nghệ mới như trí tuệ nhân tạo (AI), điện toán đám mây vào tự động và tối ưu hóa kinh doanh vận hành.


Kết quả khảo sát của DBS công bố mới đây, Việt Nam xếp thứ 2 trong số 10 quốc gia được khảo sát về mức độ ứng dụng chuyển đổi số vào nâng cao trải nghiệm và gắn kết khách hàng, cao hơn cả những cường quốc Mỹ, Anh, Úc, Trung Quốc, và Ấn Độ.

Khảo sát các doanh nghiệp Việt Nam cho thấy, khoảng 63% doanh nghiệp cho rằng chuyển đổi số giúp gia tăng lợi nhuận. Trong khi đó có 57% doanh nghiệp khẳng định chuyển đổi số giúp tăng lợi thế cạnh tranh; 56% ứng dụng chuyển đổi số giúp cải thiện gắn kết và chăm sóc khách hàng.

Việt Nam hiện đang xếp thứ 48 trong tổng số 132 quốc gia về chỉ số đổi mới sáng tạo toàn cầu, đứng thứ 4 tại Đông Nam Á.

Thứ ba, phát triển bền vững và tăng trưởng xanh là ưu tiên chiến lược của các doanh nghiệp tài chính, đặc biệt là các yếu tố về môi trường- xã hội- quản trị (ESG).

Trong báo cáo dự báo thị trường Ngân hàng và Vốn 2023, Deloitte cho rằng các ngân hàng nên nhìn nhận lại những sản phẩm và dịch vụ truyền thống để tìm cách tạo ra các nguồn giá trị mới. Những lĩnh vực được đánh giá giàu tiềm năng bao gồm tài chính nhúng, công nghệ tài chính, định danh điện tử, và tài chính xanh… Nhiều hướng đi có thể khai thác, nhưng bài toán được đặt ra cho ngành ngân hàng là làm sao có thể chuyển mình một cách nhanh chóng, hiệu quả mà vẫn tiết kiệm nguồn lực để không “hụt hơi” trên đường đua dài hạn.

Ngoài doanh thu và lợi nhuận, quá trình chuyển đổi số còn phải xét đến những yếu tố về tính minh bạch, quản lý rủi ro, và trách nhiệm xã hội, với sự theo dõi sát sao từ công chúng, các nhà đầu tư và các tổ chức quốc tế. Trong khảo sát của KPMG toàn cầu, 54% các ngân hàng nhắc đến yếu tố “khí hậu” trong báo cáo tài chính. Điều này cho thấy đây là từ khóa có sức nặng trong tầm nhìn phát triển doanh nghiệp. 38% CEO ngân hàng cho rằng các chương trình ESG giúp tăng hiệu suất tài chính, tăng 26% so với năm trước.

Thứ tư, hợp tác phát triển là một trong những ưu tiên hàng đầu của doanh nghiệp. Theo các chuyên gia, không có một công thức chung nào có thể đảm bảo sự thành công của chiến lược chuyển đổi số. Tuy nhiên, việc trao đổi kinh nghiệm và hợp tác giữa các tổ chức tài chính được coi là cách tiếp cận cần thiết để xây dựng một nền tài chính vững mạnh. Trên thực tế, 26% giám đốc ngân hàng được khảo sát cho rằng hợp tác chiến lược với các bên thứ 3 là ưu tiên hàng đầu của họ trong việc đẩy mạnh tăng trưởng.

Đặc biệt, ở khu vực châu Á- Thái Bình Dương, các CEO tài chính sẵn sàng bắt tay với các đối tác mới hơn 6% so với mức trung bình thế giới.

——————————–

Trên đây là toàn bộ thông tin về xu hướng mới nhất mà ATP muốn chia sẻ đến doanh nghiệp. Hy vọng những thông tin trong bài viết này sẽ giúp Giám đốc tài chính xác định đúng hướng đi và lập được một bản kế hoạch hiệu quả. Nếu bạn cần tư vấn về các dịch vụ kế toán toàn diện thì hãy liên hệ cho chúng tôi qua:

CÔNG TY TNHH DỊCH VỤ KẾ TOÁN ATP