8 lưu ý trong nhận diện thương hiệu mọi doanh nghiệp cần biết

Để gia tăng độ nhận diện thương hiệu của doanh nghiệp trong tâm trí khách hàng, mọi yếu tố hữu hình liên quan đều cần được thiết kế đồng bộ, nhất quán và tạo ấn tượng chuyên nghiệp. Nhưng trước hết, để thực hiện được điều đó, doanh nghiệp cần phải nắm được những hạng mục nhận diện thương hiệu không thể thiếu.

2/20/20247 min read

color code book
color code book

1. Nhận diện cốt lõi

Cốt lõi đồng nghĩa với việc đây là hạng mục nhận diện thương hiệu quan trọng nhất mà bất cứ doanh nghiệp nào cũng cần phải triển khai và chú trọng. Nhận diện cốt lõi là những yếu tố đầu tiên, đơn giản và dễ dàng nhất giúp khách hàng nhận biết và phân biệt được thương hiệu này với thương hiệu khác. Chúng phải đáp ứng được các đặc điểm chung: duy nhất, độc đáo và dễ gây ấn tượng.

Hạng mục nhận diện cốt lõi bao gồm:

  • Brand name: Tên gọi của thương hiệu

  • Slogan: Thông điệp đại diện cho cả thương hiệu. Slogan phải là một câu nói ngắn gọn, dễ nhớ, dễ hiểu, có sức thu hút cao về ý nghĩa, âm thanh. Slogan cam kết về giá trị, chất lượng sản phẩm của thương hiệu và khơi gợi cảm giác của người dùng về sản phẩm đó.

  • Logo: Hình ảnh, biểu tượng đại diện của thương hiệu, đơn giản, dễ nhớ, gây ấn tượng với khách hàng.

Brand Guidelines: Bộ hướng dẫn cụ thể được trình bày theo cấu trúc một cuốn sách, quy định rõ việc sử dụng các yếu tố tham gia vào việc quảng bá hình ảnh thương hiệu bằng cách liệt kê chi tiết cách thiết kế và sử dụng các thành tố tạo nên bộ nhận diện thương hiệu.

2. Nhận diện ấn phẩm văn phòng

Hạng mục nhận diện ấn phẩm văn phòng được quy chuẩn cho các hoạt động mang tính chất văn phòng, thể hiện sự chuyên nghiệp và nâng tầm quy mô của doanh nghiệp. Những ứng dụng trong hạng mục này không chỉ được lưu hành nội bộ mà còn được tiếp cận trực tiếp với khách hàng và đối tác của doanh nghiệp. Mỗi ứng dụng đều tuân theo 1 quy tắc thiết kế chung đã được định sẵn trong Brand Guidelines.

Bộ nhận diện văn phòng bao gồm các yếu tố:

  • Danh thiếp (của giám đốc, trưởng bộ phận, nhân viên…)

  • Giấy tiêu đề (dùng để viết thông báo, quy định, thư ngỏ, giấy mời…)

  • Phong bì thư  

  • Hóa đơn

  • File folder – tập tài liệu

3. Nhận diện văn phòng

Văn phòng là nơi các thành viên của doanh nghiệp làm việc, đồng thời cũng là nơi tiếp đón khách mời, đối tác. Với một nhận diện văn phòng nhất quán, đồng bộ, doanh nghiệp không chỉ tạo dựng được niềm tin, niềm tự hào nơi các thành viên mà còn gây ấn tượng về sự chuyên nghiệp và nghiêm túc nơi khách mời, đối tác.

Hạng mục nhận diện thương hiệu này bao gồm các ứng dụng như:

  • Backdrop quầy lễ tân

  • Tranh trang trí văn phòng

  • Nội thất văn phòng theo nhận diện thương hiệu 

4. Nhận diện tại điểm bán

Điểm bán là nơi các nhân viên bán hàng đón tiếp và phục vụ khách hàng. Đây là một trong những địa điểm quan trọng giúp truyền tải hình ảnh và thông điệp của thương hiệu, bởi vậy những ứng dụng trong hạng mục này nhất thiết phải đồng bộ với nhận diện cốt lõi đã nêu. Có thể kể tới các yếu tố bao gồm:

  • Biển hiệu cửa hàng

  • Biển hiệu đại lý

  • Poster, Banner, Standee

  • POSM (Point of sales material – các vật dụng khác hỗ trợ cho việc bán hàng)

5. Nhận diện môi trường

Môi trường trong tình huống này là những không gian có sự tiếp xúc bằng mắt với khách hàng như khu vực phía ngoài doanh nghiệp, phía ngoài các phòng ban, phía ngoài khu vực thi công các công trình của doanh nghiệp. Khách hàng cũng có thể bắt gặp hình ảnh thương hiệu trên đường phố thông qua các chuyến xe vận chuyện hàng hóa, giao hàng…

Các ứng dụng trong hạng mục nhận diện thương hiệu này bao gồm:

  • Biển hiệu công ty

  • Biểu hiệu phòng ban

  • Biển hiệu chi nhánh

  • Phương tiện vận tải

  • Phương tiện thi công

6. Nhận diện sản phẩm

Một sản phẩm đến tay người tiêu dùng không đơn thuần là thứ đáp ứng được nhu cầu của khách hàng mà còn đóng vai trò như một đại sứ thương hiệu truyền tải hình ảnh, thông tin, nỗ lực và thông điệp của doanh nghiệp. Do đó, đây cũng là một hạng mục không thể thiếu trong hệ thống nhận diện thương hiệu.

Đối với mỗi loại sản phẩm, những yếu tố cần thiết trong nhận diện bao gồm:

  • Bao bì sản phẩm

  • Nhãn mác

  • Kiểu dáng sản phẩm

  • Dấu hiệu nhận biết trên bao gói

7. Nhận diện trên Internet

Thói quen sử dụng Internet luôn hiện hữu trong phần lớn lượng khách hàng mục tiêu của một doanh nghiệp. Điều đó có nghĩa rằng, doanh nghiệp cần tận dụng mọi cơ hội để được lọt vào tầm mắt của khách hàng trong quá trình lướt truy cập các website, tìm kiếm trên Google hay sử dụng mạng xã hội…

Những ứng dụng có thể truyền tải hình ảnh thương hiệu trong hạng mục nhận diện thương hiệu này bao gồm:

  • Website công ty

  • Landing page (một trang xuất hiện khi có khách hàng tiềm năng click vào mẫu quảng cáo hay đường link kết quả của một công cụ tìm kiếm)

  • Microsite (trang web quy mô nhỏ, cung cấp những thông tin chi tiết về sự kiện, chương trình giới thiệu sản phẩm mới hoặc chương trình khuyến mãi của thương hiệu)

  • Facebook Fanpage

  • Banner chạy quảng cáo

  • Email Marketing

8. Nhận diện trên ấn phẩm Marketing

Sẽ là vô cùng thiếu chuyên nghiệp nếu không đề cập tới hạng mục này trong hệ thống nhận diện thương hiệu, bởi đây là những công cụ trong kế hoạch Marketing giúp doanh nghiệp tiếp cận và thuyết phục khách hàng. Chúng bao gồm các ứng dụng như:

  • Catalogue

  • Profile công ty

  • Brochure dự án

  • Flyer/ Leaflet (tờ rơi, tờ gấp)

  • Sales kit (bộ tài liệu bán hàng)

  • Báo cáo thường niên


Trên đây là 8 hạng mục nhận diện thương hiệu cần phải có của mỗi doanh nghiệp. Thiếu một hạng mục bất kỳ hoặc triển khai không đồng bộ, hiệu quả xây dựng thương hiệu của doanh nghiệp sẽ ít nhiều bị giảm bớt. Đó là lý do bạn cần phải đầu tư nghiêm túc cho hệ thống này ngay từ khi bắt đầu quảng bá hình ảnh thương hiệu.